Lễ nhập quan là nghi thức quan trọng trong ma chay của người Việt. Vậy, nghi lễ nhập quan có ý nghĩa gì? Bài cúng nhập quan như thế nào? Hãy cùng Niệm Phật QH tìm hiểu sâu về vấn đề này nhé.
Lễ nhập quan là gì?
Lễ nhập quan được xem là nghi lễ quan trọng nhất trong chuỗi hoạt động tổ chức đám tang. Sau khi hoàn tất lễ phạt mộc, hài người chết sẽ được đưa vào nằm trong quan tài. Lễ phạt mộc có ý nghĩa tâm linh, giúp loại bỏ được tà ma, thân xác được yên nghỉ mà không bị ma quỷ quấy rầy nữa.
Lúc này, những người thân ruột thịt tập trung đứng xung quanh. Người giúp việc đưa thi hài đặt lên vải liệm, bọc vải liệm vào thi hài để đảm bảo xác người chết không bị dịch xê dịch trong lúc vận chuyển.
Sau khi hoàn thành lễ nhập quan thì nắp của quan tài sẽ được đóng lại, đặt chính giữa gian nhà và đầu quay ra ngoài.
Nghi lễ nhập quan được tiến hành như thế nào?
Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về quá trình trong lễ nhập quan, chúng tôi sẽ chỉ ra 4 bước chính dưới đây.
Chuẩn bị quan tài
Việc chuẩn bị quan tài cần được đo kích thước thân hình người đã khuất để đảm bảo áo quan vừa vặn. Nếu áo quan nhỏ hơn cơ thể sẽ gây trở ngại lớn khi nhập quan.
Ngược lại, nếu áo quan quá to so với thi thể, thi thể sẽ bị xê dịch trong lúc di chuyển. Lúc này, người nhà phải sử dụng nhiều lớp đệm hoặc mền lót. Tuy nhiên, điều này gây ra sự phiền toái không cần thiết.
Bên cạnh đó, nên chọn quan tài có độ bền cao, tránh được sự bong tróc. Ví dụ như gỗ vàng tâm, gỗ dổi, gỗ trại,…
Khâm liệm
Khâm liệm bao gồm đại liệm và tiểu liệm. Theo phong tục người Việt, khâm liệm sẽ được thực hiện trên giường với một miếng vải dọc. Sau đó sẽ đến quá trình liệm bằng cách hạ thi thể người mất xuống và để nằm ngang trên miếng vải.
Hành động này đảm bảo thi thể không bị tổn thương trong lúc di chuyển, đồng thời cũng là cách thể hiện sự tôn trọng đến người mất.
Phục hồn
Phục hồn là để trình báo với thiên đình rằng có người quy tiên, xin phép được ghi tên vào sổ thiên tào. Sau khi kết thúc văn khấn, thầy cầm dao chém chiếc thang cây chuối đứt làm hai để kết thúc lễ phục hồn. Thông thường, công việc này sẽ được thực hiện bởi các sư thầy hoặc thầy phong thủy có kinh nghiệm thực hiện.
Nhập quan
Lễ phạt mộc không chỉ giúp người khuất được yên nghỉ mà còn giúp người nhà tránh được những tai họa không đáng có. Sau đó, sẽ tiến hành lễ nhập quan cho người mất.
Đặc biệt, người thân cần đảm bảo thời gian nhập quan cần phù hợp với độ tuổi để đảm bảo sự tương thích.
Bài cúng nhập quan
Bài cúng nhập quan được chúng tôi cập nhật chi tiết dưới đây.
Xướng
Gia Chủ tựu vị. Lễ tam bái … Bình thân giai quỳ.
Pháp ngữ
Hữu sanh hữu tử hữu luân hồi, vô sanh vô tử vô khứ lai. Sanh
tử khứ lai đô thị mộng, tốc phao trần thế thượng Liên Đài – Giáo hữu mật ngôn cẩn đương trì tụng:
Dương chi
Dương chi tịnh thủy biến sái tam thiên
Tánh không bát đức lợi nhân thiên
Pháp giới quảng tăng diên
Diệt tội tiêu khiên, hoả diệm hoá hồng liên
Nam mô Thanh Lương Địa Bồ tát ma ha tát. (3 lần)
Chú Đại Bi
Nam-mô Ðại-Bi Hội-Thượng Phật Bồ-Tát. (3 lần)
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại-bi tâm đà-la-ni. Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.Nam-mô a rị da, bà lô yết đế, thước bát ra da, Bồ-đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án, tát bàn ra phạt duệ số đát na đát tỏa.
Nam-mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam-mô na ra cẩn trì hê rị ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu thâu bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha.
Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ-đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra.
Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na a ra sâm Phật ra xá-lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ-đề dạ bồ-đề dạ, bồ-đà dạ, bồ-đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha.
Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.
Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha – Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha.
Bát nhã tâm kinh
Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh – Quán tự tại Bồ tát, hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức, diệt phục như thị.
Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm, thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức, vô nhãn nhĩ tỉ thiệt thân ý, vô sắc thinh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận, vô khổ tập diệt đạo, vô trí diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố Bồ Đề Tát đỏa y Bát nhã ba la mật đa cố tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh niết bàn, tam thế chư Phật y bát nhã ba la mật đa cố,đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
Cố tri bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư. Cố thuyết bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:
– Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha. (3 lần)
Chú vãng sanh
– Nẳng mồ a di đá bà dạ, đá tha già đá dạ, đá địa dạ tha, a di lị đô bà tỳ, a di lỵ đá tất đam bà tỳ, a di lỵ đá tỳ ca lan đế, a di lỵ đá tỳ ca lan đá, già di nhị già già na, chỉ đá ca lệ ta bà ha.
Nam mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát.
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát.
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát.
Tụng chú tán sa
Tỳ lô quán đảnh chơn ngôn: Án a mộ già vi lô tã nẵng, ma ha mẫu nại ra, mo nỉ bát nạp mã, nhập phạ lã, nhập phạ lã, bát ra mật đa dạ hồng.
Nguyện sanh Tây-phương tịnh độ trung,
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,
Hoa khai kiến Phật ngộ vô-sanh,
Bất thối Bồ Tát vi bạn lữ.
Nguyện dĩ thử công-đức
Phổ cập ư nhứt thiết
Ngã đẳng dữ chúng-sanh
Giai cộng thành Phật-đạo.
Phục nguyện
TỤNG:
Tiêu diêu chơn thế giới, Khoái lạc bảo liên đài,
Hiệp chưởng Thế Tôn tiền, Như Lai chơn thọ ký.
Gia Chủ lễ tứ … bái
Những điều lưu ý khi làm lễ nhập quan
Bên cạnh việc nắm rõ bài cúng nhập quan, thân nhân cũng nên lưu ý một số điều sau để giúp lễ nhập quan trở nên trơn tu, suôn sẻ.
- Những vật dụng của mất nên đốt hoặc thả trôi sông, tránh giữ lại để sử dụng.
- Khi tiến hành lễ nhập quan, những người có tuổi kỵ với tuổi hoặc giờ của người khuất, cần lánh mặt ra vị trí khác để tránh những xui rủi về sau.
- Khi đặt thi thể vào quan tài, chỉ được cầm 4 góc của vải liệm.
- Tuyệt đối không được tiếp xúc với xác của người đã mất.
- Trên quan tài cần được đốt nến sáng bất kể ngày đêm ( nam 7, nữ 9 đèn lễ).
- Hạn chế việc khóc để giúp người mất ra đi thanh thản.
Lời kết
Thông qua bài viết này, Niệm Phật QH đã giúp bạn hiểu hơn về bài cúng nhập quan cũng như các nghi lễ nhập quan. Bên cạnh đó, thân nhân nên lưu ý một số điều trong nghi lễ để làm người mất yên lòng và không làm hại đến những người đang sống.