Nghi thức tụng kinh Dược Sư tại nhà được nhiều phật tử tụng hàng ngày nhằm cầu an, giải trừ nghiệp chướng và bệnh tật. Để hiểu hết nghi thức này, mời quý vị tham khảo bài viết dưới đây của Niệm Phật QH nhé.
Kinh Dược Sư là gì?
Kinh Dược Sư có tên đầy đủ là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh. Kinh này được dịch từ phiên bản chữ Hán của Ngài Huyền Trang, phổ biến ở các chùa Trung Quốc bởi tính chất dễ đọc tụng.
Phiên bản chữ Hán được dịch sang Tiếng Việt để giúp người đọc thuận tiện cho việc trì tụng. Mặc khác, một số câu văn hoặc cụm từ được hoán đổi với nhau để liên kết và mạch lạc hơn.
Kinh Dược Sư gồm 17 phần khác nhau, mang đến những nội dung khác nhau, giúp người tụng tập trung vào thông điệp cụ thể.

Các phiên bản của Kinh Dược Sư
Kinh Dược Sư được dịch ra nhiều phiên bản khác nhau, nhằm truyền bá rộng rãi đến nhiều đối tượng khác nhau.
- Bản dịch chữ Hán của Ngài Huyền Trang: Đây là bản dịch gốc và được nhiều người ưa chuộng và sử dụng phổ biến rộng rãi.
- Bản dịch đời Đông Tấn ( Năm 317 – 322) của Ngài Miên Thi-Lợi Mật-Đa-La: Đây là một trong những phiên bản có ảnh hưởng lớn, thúc đẩy cho những bản dịch sau này.
- Bản dịch đời Lưu Tấn (năm 457) của Ngài Huệ Giản: Đây là bản dịch dễ dàng hiểu sâu và nắm bắt nội dung, đồng thời cũng là bản dịch quan trọng của Phật Giáo Trung Quốc.
- Bản dịch đời Tùy (năm 615) của Ngài Đạt-Ma-Cấp-Đa: Đã nêu rõ một số vấn đề còn khó hiểu.
- Bản dịch của Ngài Nghĩa Tịnh (Năm 707): Bản dịch cụ thể nhất.
Kinh Dược Sư có ý nghĩa gì?
Tụng kinh Dược Sư mang đến nhiều ý nghĩa thiết thực:
Hiểu sâu về “nghiệp”
Cuộc sống hôm nay của chúng ta ra sao là nhờ một phần cách sống, chuyển hóa của kiếp trước để lại. Bởi lẽ, kiếp trước chúng ta sống gian dối, lưu manh thì sẽ sinh ra “nghiệp xấu”, từ đó khiến chúng ta bệnh tật, đau khổ, tai hại. Ngược lại, kiếp trước là một người tốt bụng, hiền lành, thường xuyên giúp đỡ người khác sẽ tạo “nghiệp tốt, kết quả kiếp này may mắn, cuộc sống sung sướng và giàu sang.
Tuy vậy, chúng ta không nên vội đánh giá, sống buông thả bản thân. Dù là kiếp trước hay kiếp này thì hãy sống lương thiện, làm nhiều điều hay lẽ phải để giúp đời, giúp người.
Học cách “tu tâm”
Sau khi đọc kinh Dược Sư, chúng ta sẽ hiểu rõ phần nào về cách sống, cách tu tập để tiêu bớt ác nghiệp và tăng trưởng thiện nghiệp. Không một Đức Phật nào sẽ phù hộ cho những người không có chí hướng, không có sự quyết tâm. Mọi việc đều xuất phát từ lòng chí thành của bạn mà ra.
Nghi thức tụng kinh Dược Sư tại nhà
Để nghi thức tụng kinh Dược Sư tại nhà được thực hiện một cách tôn nghiêm, quý phật tử có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây.
Chuẩn bị
Trước khi tụng kinh:
- Tắm rửa sạch sẽ, súc miệng, rửa tay, trang phục nghiêm trang (nên mặc đồ lam).
- Sửa soạn bàn thờ chu đáo, sạch sẽ.
- Hương hoa và mâm quả sạch sẽ và tươi mới.
Trong lúc tụng kinh:
- Ngồi hoặc đứng ngay thẳng.
- Không để những âu lo vướng vận khi tụng trì.
- Tụng phải xuất phát từ âm, không được tụng cho có.
- Hãy nhớ rằng mình là con của Đạo Phật, luôn sống đạo đức.

Phương pháp trì tụng
Lạy sám hối:
- Sáng: Lạy sám hối
- Tối: Trì 108 lần Chú Dược Sư
- Khi có thời gian, hãy niệm thêm 1080 lần: “Nam Mô Dược Sư Phật” hoặc “Năm Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”.
Không lạy sám hối:
- Sáng: Trì tụng 108 lần Chú Dược Sư
- Tối: Niệm 108 lần Chú Dược Sư
- Khi có thời gian, nên niệm 1080 lần: “Nam MÔ Quán Thế Âm Bồ Tát” hoặc “Nam Mô Dược Sư Phật”.
Nội dung của Chú Dược Sư như sau:
“Nam mô bạt già phạt đế, bệ sát xã, lũ lô thích lưu ly bác lặc bà, hắc ra xà giả.
Đát tha yết đa da, a ra hắc đế.
Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha.
Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha.”
Nghi thức tụng kinh Dược Sư tại nhà
Tịnh Pháp giới và lập Ba Đàn
Tịnh Pháp giới Chân ngôn: Úm! Phạ Nhật ra đà đà đổ một (7-21 lần)
Thanh Tịnh Chân ngôn: Úm lam xóa ha. (7-21 lần)
Phóng Diệm Khẩu Ba Đàn Chân ngôn: Úm! Hạ Hùm. (7-21 lần)
Nguyện hương
Nguyện đem lòng thành kính
Gửi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ Đạo
Theo Tự tánh làm lành
Cùng Pháp giới Chúng sinh
Đồng tròn thành Phật Đạo.
Nếu không trì tụng trước bàn thờ, không đốt nhang thì có thể miễn phần này mà ch
phần dưới đây:
Nguyện Hương:
Hương Giới, Hương Huệ và Định Hương
Giải thoát, giải thoát Thấy Biết Hương
Nam mô sáng trong mây đài Thấy Pháp Giới
Cúng dường Vô Thượng Phật mười phương
Trì chú – Sám hối
Bài tán Phật:
Ta Bà cảnh giới thật mong manh
Vì để giúp đời, nói Pháp kinh
Bảy Phật Dược Sư diệt tội chướng
Mười hai nguyện lớn cứu quần sanh
Ba ngàn hóa Phật đồng gia hộ
Tám vị Bồ Tát chứng lòng thành
Giải kết tiêu tai tăng phúc thọ
Phúc duyên lợi lạc, sống an lành.
Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật! (3 lần)
DƯỢC SƯ QUÁN ĐẢNH CHÂN NGÔN (Chú Dược Sư)
Nam mô bạc già phạt đế, bệ sát xã, lũ lô thích lưu ly, bác lặc bà, hắc ra xà dã. Đát tha a ra hắc đế. Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha. Án! Bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã yết đế tóa ha.
(Đọc từ Nam mô Bạc già…đến…tóa ha 108 lần).
Giải kết giải kết giải oan kết
Nghiệp chướng bao đời đều giải hết
Rửa sạch lòng trần, phát tâm thành kính
Quỳ trước Phật đài cầu xin giải oan nghiệt
Dược Sư Phật, Dược Sư Phật!
Tiêu tai tăng thọ Dược Sư Phật!
Tùy tâm mãn nguyện Dược Sư Phật!
Nam mô Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật!
(Đọc 3 lần từ Giải kết…đến …. Dược Sư Phật).
Hồi Hướng
Nguyện đem công đức này
Tiêu trừ nghiệp xưa nay
Tăng trưởng các phúc huệ
Viên thành căn thánh thiện
Bao nhiêu nghiệp tham dục
Bao nhiêu nghiệp sân si
Cùng nghiệp thân khẩu ý
Đều diệt sạch không còn
Quyến thuộc đồng An lạc
Oan gia về Niết Bàn
Cùng Pháp giới chúng sinh
Đồng trọn thành Phật Đạo.
Lời kết
Trên đây là thông tin về kinh Dược Sư và nghi thức tụng kinh Dược Sư tại nhà mà các phật tử cho thể . Sự hiện diện của nghi thức tụng kinh Dược Sư không chỉ là nguồn tài nguyên cho việc tu tâm và hành đạo, mà còn là niềm tin cho những tương lai tốt đẹp hơn.